Bảng giá đàn ngoại

Đàn Bến Tre: Cách sử dụng Phần mềm Encore chép nhạc

Hướng dẫn phần mềm Encore :

 Viết, sáng tác nhạc.

  Luyện Guitar cơ bản.

  Tập hát đúng nhịp, đúng giọng.

@ Nhận sưu tầm và in ra đóng thành tập nhạc (Sheet music) khổ A4

Giống như phn mềm biên soạn âm nhạc khác như Guitar pro, Final.... Encore một phần mềm rất hữu ích cho việc học đờn, sáng tác, chép, nghe lại các bài hát.Tập làm quen với các nốt nhạc, giữ nhịp...

 


I. Bắt đầu tạo bài mới
Mở encore lên. Sau khi mở lên bạn sẽ thấy nó có sẵn (default) một khuông nhạc (dùng cho piano) như sau:
hoặc bạn có thể ân Ctrl + N hay click vào FILE chỗ toolbar, rồi chọn NEW :khung nhỏ trên cũng xuất hiện để bạn chọn (setup)
 


* staff formats: có 4 loại khuông nhạc. bạn có thể tùy chọn click vào đâu cho thích hợp với bản nhạc bạn định chép

- Template: là những khuông nhạc được làm sẵn (template), do mình customize và save as tempalte.

- Piano-Vocal: là loại khuông nhạc dùng để viết cho 1 bài hát và phần đệm piano.

- Single staffs: là loại khuông nhạc dùng để viết cho các bài một bè hoặc nhiều bè

- Piano (default): là loại khuông nhạc dùng để viết cho piano

  (Sau này, có thể thay đổi, dùng SCORE và Measures per system)

* Layout:

- Staff per system: số dòng nhạc trong một khuông nhạc.

Ví dụ: Nếu là bài hát chỉ có cần 1 dòng nhạc, thì điền vào "1", nếu bài nhiều bè cần bao nhiu dòng kẻ thì điền vào số theo đúng dỏng kẻ bạn cần, vv.... Giả sử bạn cần viết cho 4 dòng cho tứ tấu, viết vào số 4.

(Sau này, khi đang viết mà cần thêm nữa thì có thể vô trong SCORE và add staff)

- System per page: số khuông nhạc trong một trang. Điền vào số 5 nghĩa là 1 trang có 5 khuông nhạc.

(Sau này có thể thay đổi, dùn g SCORE và System Per Page)

- Measures per system: số ô nhịp trong mỗi dòng kẻ nhạc. Điền vào số 4 nghĩa là mỗi dòng kẻ nhạc có 4 ô nhịp
 
 

II. Thay Đổi Chỉ Số Nhịp (Time Signature)

Sau khi bạn tạo cái khung của bản nhạc, thì nó tự động (default) là nhịp C (hay 4/4). Gỉa sử bản nhạc của bạn định viết là nhịp 2/4, thì bạn làm như sau:

a). Sau đó click vào Arrow tool.

b) Click chuột vô dòng nhac rồi dùng lệnh ctrl +A để bội đen toàn bộ bản nhạc. Hoặc bồi đen chỗ nhịp bạn cần chuyển

c). Click vào MEASURES (Menu trên top)

d). Click vào Time Signaturẹ..

Bạn sẽ thấy một khung nhỏ xuất hiện để cho bạn chọn (setup) số nhịp mà bạn mong muốn.

e) Nếu bạn muốn nhịp 2/4 thì click vào nút 2/4. Nếu bạn muốn tạo một nhịp khác như 9/12, thì bạn đánh dấu vào OTHER rồi đánh vào ô trên là số 9 và ô dưới là số 12.

(nếu ko bôi đen thì bạn Click vào mũi tên chỗ "From Measure" để chọn nhịp đó cho cả bài)

f). Click OK để hoàn tất.
 


 
III. Thay Đổi Hóa Biểu ở đầu khuông nhạc (Key Signature)

Sau khi bạn tạo cái khung của bản nhạc, thì nó mặc định không có dấu hóa thăng hoặc giáng (mặc đinh của giọng ĐÔ trưởng hay LA thứ). Nếu bài hát bạn định viết là giọng khác, có hóa biểu dấu thăng (sharp)hoặc giáng (flat), thì bạn làm như sau:

a) Click vào Arrow tool( biểu tượng hình con trỏ)

b) Click vào MEASURES ( Menu trên top)

c) Click vào Key Signaturẹ..
Bạn sẽ thấy một khung nhỏ xuất hiện để cho bạn setup.

d) Bạn click vào cái "upper arrow" chỗ scrollbar kéo lên hoặc xuống để tìm hóa biểu theo ý muốn. (tìm dấu thăng bạn kéo lên còn tìm dấu giáng thì click vào mũi tên ở dưới).

e). Click vào mũi tên chỗ "From Measure" để chọn tất cả mọi measure.

f).Click OK để trở lại\.
 


 
IV. Thay Đổi Khóa (Treble Clef)

Sau khi bạn tạo cái khung của bản nhạc, thì nó mặc định tất cả các khuông nhạc là khóa SOL (Treble Clef). Nếu bạn cần đổi khóa SOL thành khóa Fa hoặc các kháo khác làm như sau:

a). Click vào hình con trỏ.

b). Click vào WINDOWS menu, rồi Pallete, rồi Clefs.
Bạn sẽ thấy một cái "Clefs Pallete" xuất hiện.

c). Click vào cái khóa bạn cần trong Clefs Pallete

d.) Rồi click khóa đó vào ô nhịp bạn cần đổi khoá. Bạn sẽ thấy nó thay đổị
 

 V.Bắt đầu chép nhạc
  
a). Click vào hình con trỏ.

b). Click vào WINDOWS menu, rồi Notes.

Bạn sẽ thấy một cái "Notes" xuất hiện.
 


c). Click vào tiết tấu nào bạn cần chép rồi dính vào dòng kẻ theo đúng cao độ bạn cần chép

 


VI.Một số phím tắt

1 = nốt tròn

2 = nốt trắng

3 = nốt đen

4 = nốt móc đơn

5 = nôt móc kép

6 = nốt móc tam

7 = nốt móc tứ

..............
t = chùm ba

d = dấu chấm dôi

; = dấu hai chấm

s = dấu thăng

f = dấu giáng

n = dấu bình

r = chuyển giữa nốt nhạc và dấu lặng tương ứng. hoặc chuyển về viết chép nhạc

e = xóa nốt

a = chuyển thành con trỏ

m = nhẩy đến ô nhịp cần tìm

.......................

Bôi đen một số nốt rồi bấm ctrl + l = dấu luyến

Bôi đen những nốt cùng độ cao rồi bấm ctrl + t = dấu ngân

ctrl + " = hiện khung để chỉnh sửa chũ và các dấu luyên, dấu ngân

Bôi đen nốt rồi bấm Ctrl + d để quay đuôi các nốt xuống

Bôi đen nốt rồi bấm Ctrl + u để quay đuôi các nốt lên trên

Bôi đen nốt rồi bấm Ctrl + m để nối chùm các nốt hoặc tách rờii các tiết tấu
 
 


 
VIII. Tìm hiểu một vài functions của Toolbar

Một Encore Window gồm có 3 phần chính:

1. Dẫy đầu tiên (bên dưới Encore title) là các MENUS. Có tất cả 9 MENUS: File, Edit, Notes, Measures, Score, View, Windows, Setup, Help.

2. Bên dưới phần Menus là Toolbar (xem bên dưới)

3. Phần có dòng kẻ nhạc là phần để chép nhạc.

TOOLBAR:

a) Voice Selector:
- Để chép nhạc cho nhiều bè khác nhạu trên cùng một dòng nhạc. Khi viết cho bè 2 trong cùng 1 dòng nhạc thì chọn số 2 rồi viết. Số 3 cũng tương tự như vây...........

- Để hỉnh bè của bản nhạc. Khi sửa bè 2 thì chọn số 2, bè 3 thì con số 3, vvv...

b) Arrow Tool: ( hình mũi tên) Mỗi khi sửa chữa (edit) bản nhạc, thì click vào icon này trước.

c) Eraser Tool: ( hình tẩy) Click vào icon này rồi click vào các chỗ viết sai (nốt nhạc hay lời ca) để delete.

d) Pencil Tool: ( hình bút chì) Dùng để viết các nốt nhạc hay viết lời.

e) Record button:( hình vòng tròn đỏ) Chỉ dùng khi chép nhạc bằng Midi (khi kết nối đàn điện với máy tính).

f) Play Button: ( hình tam giác mầu xanh) Sau khi viết nhạc xong, click vào nút này để nghe lại bản nhạc do máy tính chơi.

g) Stop Button:( hình vuông nhỏ) Đang khi nghe mà muốn stop thì click vào nút này.

h) All Notes Off button:( hình nốt nhạc có vòng chéo đỏ) khi đang play mà gặp problem (có thể vì sound card), thì clcik vô nút này.

i) Thru button: Dùng cho Midi, đùng để turn on/off midi thru.

j) Zoom Tool: Click vô nút này rồi click vào bản nhạc sẽ làm cho bản nhạc lớn hơn. Click lần nữa sẽ trở lại bình thường.

click vô tam giác bên cạnh sẽ hiện ra một bản cho bạn tùy chọn các kích cỡ to nhỏ của dòng nhạc theo ý muốn tiện lợi cho người chép nhạc

g) Measures Indicator:( M..) nhìn số bạn sẽ bít ô nhịp hiện tai đang ở ô nhịp sô mấy ( ví dụ theo hình trên bạn đang ở ô nhịp sô 1)

Click vào đây hiện bảng chuyển đến ô nhịp . đánh vào ô chữ số ô nhịp sẽ đượ tự động chuyển

Ví dụ mình muốn chuyển đến ô nhịp số 5, thì mình thay đổi số 5. Khi Click "PLAY" thì nó chơi từ ô nhịp 5 trở đi.

h) Page Icons: Số trang.

Ví dụ: Khi bạn viết một bài hát dài 5 trang thì sẽ có 5 trang xuất hiện, bạn muốn đi đến trang nào, thì click vào số trang đó.


Giới thiệu và cài đặt Encore


 
 
Encore là phần mềm soạn nhạc bằng máy tính đơn giản và dễ dàng. Nếu quý vị và các bạn có chút ít khả năng nhạc lý căn bản, quý vị có thể soạn một bản nhạc với dàn nhạc đệm theo ý muốn, đồng thời, có thể viết lời cho bài hát bằng tiếng Việt và in bản nhạc ấy ra nữa. Âm thanh trên Encore dựa trên chuẩn digital nên có thể biên soạn hoặc phối khí thành một dàn nhạc nếu muốn, có thể xuất sang dạng Midi dùng chuẩn âm thanh cho tất cả các phần mềm multimedia khác. Nếu chưa có, quý vị và các bạn có thể download một trong những phần mềm Encore dưới đây về cài đặt vào máy tính.
  • Encore 4.5 (dùng cho máy tính có cấu hình yếu): Download
  • Encore 4.5.5 (dùng cho WinXP, Vista, 7): Download
  • Encore 5.0 trở lên: Chúng tôi khuyến cáo chưa nên dùng, vì là bản cracked nên bị lỗi rất nhiều, chạy một thời gian sẽ đứng máy. Phiên bản này hỗ trợ tiếng Việt Unicode nhưng các file ENC dùng phiên bản này sẽ không thể mở được trên các version trước đó như 4.5 hoặc 4.5.5. Nghĩa là Encore 5 có thể mở được các file Encore 4.5, nhưng Encore 4.5.5 không thể mở được các file tạo bởi Encore 5.
Cách cài đặt phần mềm soạn nhạc Encore
Encore 4.5 cài đặt bình thường và không cần nâng cấp. Riêng Encore 4.5.5, sau khi tải file zip về, bạn giải nén và sẽ thấy trong thư mục có 3 file: 1 file setup Encore 4.5.3; 1 file Updates Encore 4.5.5 và 1 file text chứa mã số cài đặt (serial number). Bạn chạy file setup Encore 4.5.3 cài đặt như bình thường, khi cài đặt sẽ phải nhập mã số (serial number). Sau khi cài xong, chương trình sẽ hỏi bạn khởi động lại máy tính? Bạn khoan khởi động lại đã, nhấn Later để bỏ qua bước này. Tiếp theo, bạn chạy file Updates Encore 4.5.5 để nâng cấp lên phiên bản 4.5.5, đợi một lúc, nó sẽ dò tìm file Encore453.exe trên máy tính của bạn coi có không và nó nằm ở đâu đã. Chỉ vài giây sau nó sẽ hiện hộp thoại thông báo là đã tìm ra, bạn nhấn Update hoặc OK hay nhấn Enter là Encore sẽ nâng cấp thành công. Thế là xong phần cài đặt. Nếu nó không tìm ra thư mục cài đặt Encore 4.5.3, bạn nhấn nút Browse để duyệt đến thư mục cài đặt và tìm đến file Encore453.exe vừa setup xong, nhấn OK để update. Sau khi xong, nó sẽ báo là việc update đã hoàn thành (successfully).

Một đôi điều cần lưu ý sau khi cài đặt Encore



- Đối với Encore 4.5: Sau khi cài đặt xong, nếu khi chạy mà chương trình báo lỗi là bạn chưa test phần âm thanh Midi thì bạn hãy làm như sau: – Mở menu Setup – click chọn MIDI setup – Chọn Microsoft GS Wavetable Synth trong khung Port A và Port B của phần Midi Out, còn nếu bạn có nối dây Midi từ máy tính vào đàn Organ thì chọn chế độ thiết lập trong khung Port A và Port B của phần Midi In để sau này Encore có thể thu lại từ đàn Organ. Nhấn OK để chấp nhận phần Setup này, sau đó mở tiếp menu Setup lần nữa, click chọn Save Preferences để lưu cấu hình lại, lần sau mở ra sẽ không còn báo lỗi nữa. Bạn cũng nên mở menu Setup – Toolbars setup rồi thêm hoặc bớt các nút công cụ theo ý mình cho dễ dùng, sau đó cũng Save Preferences lại để lưu cấu hình.
- Đối với Encore 4.5.5: Sau khi cài đặt xong cũng nên xem lại phần âm thanh MIDI và thao tác như đã nói ở phần trên, Sau đó, bạn cần phải mở menu Windows – click chọn Toolbars để thanh công cụ xuất hiện, thao tác thêm bớt các nút công cụ như đã nói ở phần này. Trong Encore 4.5.5, bạn cần phải xác định thêm phần định dạng file Encore để sau này bạn có thể nhấp đúp vào file Enc trong Windows Explorer để mở nó ra. Cách làm như sau: Bạn mở Windows Explorer, tìm đến một file Encore có đuôi là ENC bất kỳ, click nút phải chuột vào file đó – click chọn Open with… – Hộp thoại Choose Program xuất hiện – Bạn chọn chương trình Encore trong danh sách, nếu không có thì nhấn nút Browse dẫn đến chương trình đó trong mục Program Files của ổ đĩa C – Đánh dấu kiểm vào dòng Always use the selected program to open this kind of files. – Nhấn OK để lần sau khi nhấp đúp file ENC, các files ấy sẽ tự mở ra trong Encore. Trong Encore 4.5 thì khỏi thiết lập phần này. Cả hai chương trình này đều chạy ổn định, phát âm thanh tốt, save và in ấn bình thường. Chúc bạn thành công và vui với Encore mãi.


Tạo một trang nhạc mới

Khi vào Encore, một trang nhạc mới sẽ tự xuất hiện với kiểu ngầm định là Piano, gồm 5 dòng nhạc (systems), mỗi dòng 2 khuông (staves) dùng cho bè cao (khoá Sol) và bè thấp (khoá Fa), mỗi khuông 3 ô nhịp, còn gọi là trường canh (measures), đây là trang nhạc chuẩn cho piano. Nếu không ưa thích sự lựa chọn này, bạn mở menu File – New hoặc nhấn Ctrl+N để mở trang mới rồi chọn theo ý bạn, hộp thoại Choose Page Layout xuất hiện như sau:
hchup4

  • Staves per system: số khuông cho mỗi dòng nhạc

  • Systems per page: số dòng nhạc cho mỗi trang

  • Measures per system: số ô nhịp cho mỗi dòng nhạc.

  • Staff format: Định dạng khuông nhạc. Gồm có các kiểu Template (kiểu mẫu có sẵn trên bản Full mới có), Single staves (khuông nhạc đơn, không có bè trầm), Piano và Piano Vocal (soạn cho piano có thêm lời ca).

  • Để viết các bản nhạc thông thường, bạn cần chọn Single Staves, vì dạng này viết đơn giản cũng như có thể chuyển thành những bản tổng phổ nhiều bè, nhiều loại nhạc cụ khác nhau một cách dễ dàng chứ kiểu Piano hoặc Piano-vocal thì bạn không thể chọn tiếng, vì nó đã được định chuẩn tiếng Piano rồi.

  • Lưu ý là khi viết những bản nhạc nhiều bè để sau này xuất ra file Midi, bạn dùng dạng Single Staves và tùy theo số loại nhạc cụ cần có mà chọn khuông nhạc (staves) cho mỗi dòng nhạc (system). Thí dụ như viết một bản nhạc gồm 4 bè nằm trên 4 khuông nhạc khác nhau, bạn nhấn Single Staves thì dòng Staves per system phía trên sẽ hiện rõ, bạn gõ số 4 thay cho số 2, nhấn OK là xong. Trường hợp có những bản nhạc lúc cần 4 khuông lúc chỉ cần 2 khuông thôi thì bạn vẫn chọn đúng 4 khuông, sau này những khuông không cần thì mình giấu nó đi chứ không phải xóa. Cách giấu khuông nhạc chúng ta sẽ đề cập trong những phần sau.
Chọn xong, bạn nhấn OK để mở trang nhạc mới theo chỉ định của bạn.
Sau đó, bạn mở menu File, chọn Page Setup (trước đây gọi là Score settings) để định lại trang nhạc vừa rồi như chừa lề (margins) và tỷ lệ (%) khuông nhạc so với tờ giấy để khi in ra cho đẹp.
Bạn nên chọn 95 % và margins là 1.6 cm thì vừa. Chú ý: Nếu bạn không định lại phần margins này thì khi in ra, khuông nhạc sẽ sát với lề khổ giấy A4, trông rất xấu.
hchup6Nếu muốn in trên một khổ giấy nhỏ hơn, thí dụ như A5 chẳng hạn, bạn cần click vào Printer setup rồi định lại khổ giấy ngay trên máy in của bạn, sau đó nhấn OK để thi hành, trang nhạc trên Encore sẽ có kích thước như bạn đã chỉ định.
Thông thường, Encore ngầm định kích cỡ khuông nhạc thuộc size 3, tuy nhiên, bạn có thể chỉnh lại cho nhỏ hơn một chút hoặc lớn hơn một chút theo ý mình tùy nhu cầu sử dụng. Kinh nghiệm cho thấy để chế bản vào trang sách nhạc, nên định lại size là 2 sẽ thấy vừa mắt hơn. Cách định lại kích thước khuông nhạc như sau:

hchup7hchup8


Mở menu Windows – Staff sheet (hoặc nhấn Ctrl+/), hộp thoại Staff sheet xuất hiện, đây là chức năng cần thiết cho trang nhạc của mình với nhiều tùy chọn về kích cỡ, về chọn nhạc cụ, âm thanh v.v… nhưng đây ta chỉ bàn về kích thước khuông nhạc đã, những phần kia chúng ta sẽ nói sau. Để định lại kích thước, bạn nhấn vào số 3 ở cột Size, một hộp thoại khác xuất hiện (Set staff size) cho bạn gõ số 2 hoặc click chọn số 1, 2, 3, 4 nhấn Enter hoặc OK là xong.
Bây giờ bạn có thể viết những gì mình thích lên khuông nhạc được rồi đó. một điều cần nhớ là lâu lâu hãy nhấn Ctrl+S để lưu lại, vì ý nhạc thường đến bất chợt mà điện thì hay cúp giữa chừng, do đó mỗi lần có ý nhạc hay, sau khi ghi xong, bạn nên lưu lại ngay cho chắc ăn.
    Cách viết nhạc thông thường
Khi vào chương trình, Encore đã ngầm định cho bạn chế độ AutoSpace và AutoGuess/Beam , nghĩa là nốt nhạc bạn ghi vào khuông sẽ được tự động sắp xếp về vị trí cũng như về nối kết.

hchup1


Để viết nhạc, bạn click vào nút có hình cây bút chì trên thanh công cụ chuẩn, muốn ghi nốt nào, bạn click vào hình nốt ấy trên thanh nút công cụ nằm bên trái màn hình có ghi chữ Notes rồi ghi vào khuông nhạc.
hchup2 Muốn xóa nốt vừa ghi sai, bạn click vào nút có hình cục tẩy (hoặc nhấn phím E), đưa trỏ chuột xuống rồi click vào ngay nốt ấy.
Muốn ghi nốt thăng (#, phím tắt là S) hoặc giáng (b, phím tắt là F), bạn ghi nốt đó trước rồi hãy click vào dấu # trên thanh công cụ, sau đó, đưa dấu thăng ấy đến ngay nốt đó rồi click vào, các nốt có cùng cao độ ngay sau đó trong cùng một ô nhịp sẽ được tự động bình trở lại, bạn muốn thăng hoặc giảm các nốt nhạc đó trong cả trường canh thì phải ghi dấu thăng hoặc giảm chồng lên nốt đó.
Thông thường thì các dấu hóa thăng giảm ghi ở đầu trường canh thì có giá trị cho cả trường canh đó nên các nốt sau không cần mang dấu hóa đó vẫn được xem là đã có, nhưng nếu bạn muốn nốt sau vẫn hiển thị dấu hóa đó thì khi ghi dấu hóa, bạn nhấn kèm phím Ctrl là được.
Muốn ghi dấu chấm sau nốt để kéo dài trường độ, bạn click cả nốt và dấu chấm (phím tắt là D) rồi mới ghi vào khuông. Muốn ghi dấu liên ba (phím tắt là T), bạn cũng click cả nốt và dấu liên ba (3:2) rồi mới ghi vào khuông.
Các phím tắt thông dụng:

  • Phím số 1 : – Nốt tròn (dấu lặng tròn)

  • Phím số 2 : – Nốt trắng (Dấu lặng trắng)

  • Phím số 3 : – Nốt đen (Dấu lặng đen)

  • Phím số 4 : – Móc đơn (Dấu lặng móc đơn)

  • Phím số 5 : – Móc đôi (Dấu lặng móc đôi) v.v…

  • Phím R: Chuyển đổi qua lại giữa các nốt và dấu lặng tương ứng.
Bạn có thể nhấn phím chữ T để viết dấu liên ba, chữ D để viết dấu chấm kéo dài trường độ sau nốt, chữ S để ghi dấu thăng, chữ F để ghi dấu giáng…
Thí dụ để viết nốt đen, bạn nhấn phím số 3 rồi click vào khuông nhạc. Để viết nốt đen có chấm, bạn nhấn phím số 3 và phím D rồi click vào khuông nhạc. Để viết nốt Fa thăng, bạn viết nốt Fa trước, sau đó nhấn S rồi click vào nốt Fa trên khuông nhạc.
Theo chúng tôi, bạn nên kết hợp giữa bàn phím và chuột sẽ ghi nhạc nhanh hơn. Tay trái dùng bàn phím để gõ trường độ của nốt nhạc hoặc các phím tắt, tay phải dùng chuột để ghi cao độ nốt nhạc, luôn nhớ là nhấn phím R để chuyển đổi qua lại giữa dấu lặng và nốt nhạc, phím A để chuyển con trỏ chuột sang dạng mũi tên. Kết hợp lối viết kiểu này sẽ rất thuận tiện và rất chuyên nghiệp.
Cách chọn các nốt nhạc

Cũng giống như trong Word hoặc các chương trình khác, khi muốn thao tác lên đối tượng nào, ta phải chọn đối tượng ấy trước đã. Encore cũng thế, nếu muốn thao tác trên các nốt nhạc như nối kết, tăng giảm cường độ hay trường độ nốt nhạc, hoặc copy nốt nhạc chẳng hạn, bạn cần phải chọn các nốt nhạc đó rồi mới có thể dùng lệnh để thi hành.
Xin lưu ý là khi chọn, bạn phải để con trỏ chuột ở trạng thái mũi tên, bằng cách nhấn vào nút mũi tên trên thanh công cụ ngang, hoặc nhấn phím A là được.


hchup12
  • Chọn các nốt nhạc riêng rẽ: Cách đơn giản là dùng chuột rê xéo nốt đó hoặc nhấn kèm phím Shift rồi click vào ngay nốt nhạc đó là được, nếu chọn tiếp nốt khác nữa thì nhấn kèm thêm phím Shift và click vào nốt muốn chọn thêm.
  • Chọn một chùm nốt nhạc: Dùng chuột rê xéo chùm nốt nhạc đó, nếu muốn chọn thêm chùm nốt nhạc khác thì nhấn kèm phím Shift rồi rê xéo y như trên.
  • Chọn tất cả các nốt nhạc trong trường canh (measure) đó: Đưa con trỏ chuột vào trong trường canh đó rồi nhấp đúp, cả trường canh sẽ được bôi đen.
  • Chọn tất cả các nốt trên khuông nhạc: Đưa con trỏ chuột sang bên ngoài rìa trái của khuông nhạc ấy rồi click vào để chọn, cả khuông nhạc sẽ được bôi đen.
  • Chọn toàn bài: Nhấn Ctrl+A hoặc đưa con trỏ chuột ra rìa trái khuông nhạc đầu tiên rồi nhấp đúp là được.
  • Chọn từng phần: Nếu đưa con trỏ chuột ra rìa trái khuông nhạc thứ mấy thì khi nhấp đúp, phần được chọn sẽ là từ khuông nhạc đó đến cuối bài.
Để bỏ chọn, click vào một điểm bất kỳ trên trang nhạc.
Định dạng một trang nhạc

Định lại số khuông nhạc
Như chúng ta đã nói ở phần trước, trong một bản hợp ca hay tổng phổ, số lượng các khuông nhạc có lúc không đều nhau, lúc thì một dòng nhạc (system) có 6 khuông, lúc thì 2 khuông, lúc thì 1 khuông, nếu để trắng các khuông còn lại bằng cách ghi thêm dấu lặng thì vừa tốn giấy vừa xem không đẹp, do đó chúng ta sẽ giấu nó đi mà không xóa, để sau này nếu cần sẽ “lôi” nó ra ghi thêm bè sẽ hợp lý hơn.
Sau khi chép nhạc theo đúng trình tự cho mỗi khuông, khuông nhạc nào cần giấu thì đưa con trỏ chuột sang bên ngoài rìa trái của khuông nhạc ấy rồi click vào để chọn, cả khuông nhạc sẽ được bôi đen. Nếu muốn chọn tiếp các khuông khác nữa thì cũng thao tác như vậy, nhưng phải nhấn kèm thêm phím Shift khi click chọn.
Sau khi chọn xong, mở menu View – click vào Hide Staves là được, các khuông nhạc đã chọn sẽ được giấu đi.
Khi cần hiện khuông nhạc ấy lên lại để viết thêm chẳng hạn, bạn click chọn khuông nhạc chính, tức là khuông có nốt nhạc đã viết trước đây, rồi mở menu View – click vào Show Staves là các khuông nhạc đã giấu trước kia sẽ hiển thị lên ngay.

Chọn khóa nhạc, nhịp và âm giai
Khi vào Chương trình, Encore đã ngầm định sẵn cho bạn trang nhạc Piano như sau :
- Khoá Sol cho khuông nhạc trên và khoá Fa cho khuông nhạc dưới.
- Nhịp ngầm định là C hoặc 4/4.
- Âm giai Do trưởng (hoặc La thứ) tức đầu khoá không có dấu thăng (#) hoặc giáng (b).
Bạn có thể thay đổi các chi tiết này như sau:
- Muốn thay đổi khoá nhạc, bạn click vào chữ Notes trên thanh công cụ đến khi có chữ Clefs rồi chọn khoá muốn thay, con trỏ chuột sẽ biến thành hình khoá nhạc đó, bạn đưa con trỏ chuột đến khoá cần thay rồi click chồng lên đó, tất cả các khuông nhạc sau đó đều được đổi theo ý bạn. Nếu muốn thay giữa bài hát, bạn cứ việc đưa trỏ chuột đến vị trí cần thay rồi click vào.
- Muốn thay đổi nhịp ở vị trí nào, bạn đưa trỏ chuột đến vị trí ô nhịp đó rồi click vào nút có hình ¾ ở thanh công cụ chuẩn hoặc mở menu Measures, chọn Time Signature. Chú ý là bạn phải chọn từ measure hiện thời đến measure thứ mấy hoặc đến cuối bản nhạc trong mục From measure… To… (xem hình dưới)

hchup14

Thường thì mỗi lần thay nhịp giữa chừng, nếu thay ở giữa khuông nhạc thì không sao, nhưng nếu thay ở đầu khuông nhạc, Encore vẫn nhắc lại nhịp trước đó cho ta nhớ nên hiển thị nhịp cũ ở cuối khuông nhạc trước đó phía trên. Để xóa nhịp nhắc cũ này cho dễ coi, bạn mở menu View – Click chọn Show/Hide (hoặc nhấn Ctrl+H) – Bỏ dấu chọn Time Signature trong khung Reminders đi, nhấn OK là được, nhịp nhắc cũ ấy sẽ không còn nữa.
- Muốn thay đổi tốc độ bài hát (Tempo), bạn click vào nút có hình nốt đen=60 hoặc mở menu Measures, chọn Tempo để xác định độ nhanh chậm của bài hát, bạn có thể thay đổi bằng các thao tác y như phần trên, chọn và đánh số tốc độ mới vào khung Set All Tempos to… như hình dưới đây:

hchup16

- Muốn thay đổi Âm giai (còn gọi là Cung) bài hát, bạn click vào nút có hình các dấu ?#,b hoặc mở menu Measures, chọn Key Signature để định lại Âm giai, tức là chọn các dấu thăng, giảm nằm ở đầu khuông nhạc (xem hình dưới), thí dụ 1 dấu # là Âm giai Sol trưởng (hoặc Mi thứ), 2 dấu # là Rê trưởng (hoặc Si thứ) chẳng hạn, cách thay đổi y như phần hướng dẫn trên. Chú ý là các dấu thăng giảm trên thanh công cụ Notes chỉ dùng cho nốt nhạc, chứ không dùng cho khoá nhạc.

hchup15

Trường hợp một bài hát có nhiều nhịp khác nhau và cung khác nhau, bạn cũng vẫn có thể thay đổi bằng cách đưa điểm chèn vào ô nhịp (measure) muốn đổi và chọn các lệnh trên, nhưng cần phải chú ý đến khâu From measure… To… để định lại từ ô nhịp nào đến ô nhịp nào cho thật chính xác.

Dịch chuyển các đối tượng
- Di chuyển khuông nhạc: Đưa con trỏ chuột đến đầu góc trên trái của khuông nhạc thứ nhất như hình trên rồi dịch chuyển theo ý muốn, khuông nhạc thứ hai sẽ dịch chuyển theo. Nếu muốn di chuyển khuông thứ hai thôi thì hãy đưa con trỏ chuột vào vị trí của khuông thứ hai rồi dịch chuyển để nới rộng phần soạn lời ca cho bài hát chẳng hạn.

hchup18
- Di chuyển vạch nhịp: Đưa con trỏ chuột vào gần ngay vạch nhịp như hình trên rồi rê đến vị trí mới.
- Di chuyển nốt nhạc: Đưa con con trỏ chuột vào ngay nốt nhạc rồi rê đến vị trí mới tùy bạn chọn cao/thấp hoặc trái/phải.
- Sao chép các nốt nhạc: Tương tự như ở trong Winword, khi muốn sao chép, bạn phải chọn các nốt nhạc ấy bằng cách dùng nút mũi tên rê xéo hình chữ nhật bao quanh các nốt, rồi nhấn vào nút Copy hoặc nhấn phím Ctrl+C. Sau đó, bạn đặt điểm chèn vào vị trí cần dán, nhấn nút Paste hoặc nhấn phím Ctrl+V giống như trong Winword vậy. Bạn cũng có thể mở menu Edit để thực hiện các thao tác trên.
Muốn sao chép cả bài, nhấn Ctrl+A để chọn cả bài rồi thực hiện việc sao chép như đã nói.

Chú ý: Tất cả các tính năng trong các ô nhịp đã được chọn dùng để sao chép như mặc định dấu thăng, giảm ở đầu khuông nhạc, tốc độ của ô nhịp ấy v.v…đều sẽ được sao chép qua, chứ không phải chỉ nốt nhạc mà thôi đâu. Bạn nên cẩn thận về điều này.
Sử dụng các nút trên thanh công cụ


Khi vừa mới cài đặt Encore 4.5.5 xong, thanh công cụ viết nhạc xuất hiện nằm dọc bên trái, ngầm định là thanh Notes (dùng để viết nốt nhạc), riêng thanh công cụ định dạng vẫn được giấu, chưa xuất hiện trên cửa sổ. Bạn nên xác lập các thanh công cụ theo ý mình để thuận tiện cho việc viết nhạc và định dạng về sau.

Thanh công cụ định dạng

hchup22

Để mở thanh công cụ này, bạn vào menu Windows – click chọn Toolbars, thanh công cụ định dạng sẽ xuất hiện trên màn hình, nằm dưới dưới thanh công cụ chuẩn, bạn có thể rê chuột di chuyển thanh này theo ý mình. Lúc này trên thanh công cụ chỉ chứa một số nút theo như Encore ngầm định, bạn có thể thay đổi thanh công cụ này theo yêu cầu của mình một cách dễ dàng. Để thay đổi, bạn mở menu Setup – click chọn Toolbars setup, hộp thoại xuất hiện như dưới đây:

hchup21 Khung bên trái là các nút Encore hiện có trên thanh công cụ định dạng, còn khung bên phải là các nút lệnh hiện có của chương trình mà bạn có thể thêm vào hoặc bớt ra.
Để thêm vào, bạn chọn lệnh ở khung bên phải, nhấn nút Add phía dưới, nút lệnh ấy sẽ được thêm vào khung bên trái, tức là thêm vào thanh công cụ định dạng. Muốn thêm nữa, bạn thao tác tiếp tục y như trên.
Để bỏ bớt những nút lệnh trên thanh công cụ định dạng mà bạn ít dùng tới, bạn chọn lệnh ở khung bên trái, nhấn nút Remove ở dưới, nút lệnh sẽ chuyển sang khung bên phải (cất ở đó chứ không mất đi).
Lưu ý là tất cả những nút lệnh có trong 2 khung này đều có đầy đủ trên thanh menu nên bạn an tâm, muốn dùng nút trên thanh công cụ định dạng hoặc dùng lệnh trên menu đều y như nhau. Sau khi hiệu chỉnh xong mọi thứ cho vừa ý, bạn mở menu Setup, click chọn Save Preferences để lưu cấu hình này cho phiên làm việc từ nay về sau.

Thanh công cụ viết nhạc

hchup2Encore bố trí cho chúng ta 11 thanh công cụ viết nhạc khác nhau, nằm chung trong một thanh công cụ dọc, ngầm định thanh đầu tiên là Notes, ta có thể chuyển đổi sang thanh công cụ khác bằng cách click bên trái hoặc bên phải chữ Notes, các dạng công cụ khác sẽ xuất hiện lần lượt cho ta dùng, bao gồm:
Notes - viết nốt nhạc hoặc dấu lặng, dấu liên ba.
Clefs - viết khóa nhạc
Graphic - Viết lời bài hát, văn bản, tên hợp âm, thế bấm guitar, vẽ hình cơ bản.
Tools - Viết các dấu nối, dấu nhấn và định MIDI cho nốt nhạc.
Dynamic - Viết các kiểu diễn tả cường độ bản nhạc.
Marks 1 - Viết các ký hiệu âm nhạc khác.
Marks 2 - Viết các ký hiệu âm nhạc khác.
Symbols - Viết các ký hiệu âm nhạc khác.
Guitar - Viết các ngón bấm trên phím đàn guitar hoặc piano.
Express - Viết các dấu nhấn, dấu biến cường trong bản nhạc.
Color - Chọn màu sắc cho nốt nhạc.
Bạn cũng có thể cho xuất hiện cùng lúc nhiều thanh công cụ viết nhạc khác nhau bằng cách mở menu Windows – Palette – Đánh dấu kiểm vào thanh công cụ mình muốn, các thanh công cụ sẽ xuất hiện riêng rẽ bên ngoài màn hình theo ý mình. Chúng ta có thể rê đi nơi khác sắp đặt cho thuận tiện trong thao tác ghi nhạc.
Chọn giọng và nhạc cụ

Chọn và phân chia giọng
Một bản nhạc được phân định nhiều bè, nhiều giọng, nghĩa là bố trí nhiều loại nhạc cụ khác nhau như trong một bản tổng phổ, sẽ trở nên phong phú như một dàn nhạc hợp xướng hoặc một dàn nhạc hòa tấu thực sự. Encore có thể giúp ta làm được điều ấy nếu như ta biết phối khí, chọn loại nhạc cụ thích hợp và biết ký âm cho mỗi loại nhạc cụ. File xuất ra có thể để dạng ENC hoặc MID để có thể dùng cho các chương trình multimedia khác nhau.
Để viết một bài hát nhiều bè, mỗi bè có các nốt nhạc được sắp xếp khác nhau, bạn phải chọn giọng cho mỗi bè trong bài hát. Nếu bạn không chọn, Encore sẽ mặc định là giọng Voice 1. Thí dụ như bạn muốn viết một bài hát có 3 bè, bè nhất ở khuông nhạc trên (khoá Sol) dành cho giọng hát, bè nhì dành cho violon và bè ba dành cho Piano đều ở khuông nhạc dưới (khoá Fa), nhất thiết bạn phải chọn giọng cho bài hát mới dễ viết và sắp xếp theo thứ tự được. Cách làm như sau:
Nhấn Ctrl+N để mở một bản nhạc mới, bạn sẽ có nhiều cách lựa chọn như đã nói ở phần này.
Sau khi chọn dạng mình muốn viết, bạn click vào nút Voice ở rìa trái thanh công cụ rồi nhấn Voice 1 để quy định giọng ấy dành cho giọng hát, sau đó chép nốt nhạc vào.
Sau đó cũng click vào nút Voice, chọn Voice 2 dành cho nhạc cụ khác, bạn sẽ thấy giọng Voice 1 lúc nãy sẽ mờ đi để cho bạn dễ phân biệt, bạn viết tiếp nốt nhạc vào khuông bạn đã định.
Bạn tiếp tục nhấn và chọn Voice 3 để viết phần nhạc đệm cho nhạc cụ khác nữa, lúc này, các nốt ở Voice 1 và Voice 2 sẽ mờ đi. Cách làm này rất thuận tiện vì bạn sẽ đỡ bị rối mắt. Khi viết xong, bạn nhấn vào nút Voice và chọn All Voices, tất cả các bè sẽ hiển thị đầy đủ.
Khi tấu nhạc bằng nút Play (hình tam giác hoặc nhấn phím cách Spacebar), bạn có thể chọn giọng để nghe từng Voice một, hoặc chọn All Voices để nghe tất cả các bè.
Chọn nhạc cụ cho từng giọng
Muốn chọn âm thanh nhạc cụ cho từng giọng, bạn cần phải viết nhạc theo hình thức Single Staves, chọn mỗi loại một khuông nhạc khác nhau mới được, muốn nhiều giọng thì bạn phải chọn nhiều khuông. Bạn có thể chọn âm thanh nhạc cụ cho từng giọng theo ý muốn bằng cách sau:

  • Mở menu Windows, chọn Staff Sheet. Nếu bạn chọn bao nhiêu khuông nhạc cho một system thì bạn sẽ thấy trong Staff Sheet số dòng tương ứng. Bạn có thể click vào khung trắng ở dưới để đặt tên cho từng loại nhạc cụ.
  • Click vào chữ A1 dưới cột Channel (Chnl), một bảng liệt kê Choose Channel/Port sẽ xuất hiện, ngầm định đó là giọng A1, bạn click OK để chấp nhận, sau đó rê nút Volume tăng âm thanh lên rồi nhấn vào khung dưới phần Program Name, một Bảng liệt kê nhạc cụ Choose Instrument sẽ xuất hiện, ngầm định là đàn Organ điện tử hiệu Generic với những âm thanh liệt kê phiá dưới theo từng chỉ số. Bạn hãy nhấn vào chữ Generic ấy để chọn loại đàn khác trong menu thả vừa xổ xuống. Có khoảng hơn mười loại hiệu đàn khác nhau cho bạn chọn, mỗi loại đàn có hơn 100 thứ tiếng ghi rõ trong khung.
  • Muốn chọn tiếng nhạc cụ nào, bạn hãy click vào tên nhạc cụ ấy ở bảng liệt kê, sau đó nhấn OK để thoát ra ngoài.
  • Bạn tiếp tục thao tác trên vào hàng thứ nhì của cột Channel, cũng là chữ A1, nhưng bạn sửa lại trong bảng liệt kê là A2 rồi chọn âm thanh nhạc cụ theo cách trên. Bạn tiếp tục làm cho các giọng khác, sửa lại thành A3, A4 v.v… Đặc biệt Kênh A10 được dùng cho tiếng trống (Drum), do đó, ta nên giữ nguyên mặc định này.
  • Sau khi chọn xong, bạn nhấn nút Close (x) để thoát ra ngoài rồi nhấn nút Play để nghe thử. Nếu không vừa ý, bạn có thể chọn và định lại theo ý muốn.

Dạng Generic chuẩn, gồm các ký hiệu viết bằng số cho mỗi loại nhạc cụ:


Dạng Generic MIDI, có ghi tên từng loại nhạc cụ:


Dạng đàn organ hiệu Roland 220:


Lưu ý: Phần Staff Sheet này có hai cách hiển thị ở phần Program Name, nếu viết tắt là Prog thì âm thanh của nhạc cụ hiển thị bằng chữ số, nếu click vào chữ Prog, nó sẽ biến thành nguyên chữ Program Name, và bên dưới sẽ hiển thị đúng tên loại nhạc cụ đó. Phần Volume cũng vậy, nếu viết tắt Vol thì sẽ hiển thị số, nếu nguyên chữ Volume thì sẽ hiển thị thanh trượt.
Nối liền các nốt nhạc

Các nốt nhạc ngân dài hoặc luyến láy thường được nối với nhau bằng dấu vòng cung từ nốt này đến nốt kia trong cùng một ô nhịp hoặc ở các ô nhịp liền nhau. Để nối các nốt nhạc ấy với nhau, bạn có thể làm như sau:

Luyến các nốt nhạc

Trường hợp các nốt cao thấp khác nhau, không cùng âm vực mà bạn muốn luyến lên bằng dấu vòng cung, bạn hãy chọn các nốt nhạc đó rồi nhấn Ctrl+L, hoặc mở menu Notes, chọn lệnh Slur Notes, Encore sẽ vẽ dấu vòng cung lên giùm cho bạn một cách dễ dàng.
Trường hợp muốn vẽ thêm dấu vòng cung hai nốt bất kỳ, bạn có thể click liên tiếp vào chữ Notes trên thanh công cụ để tìm chữ Tools (hoặc mở menu Windows – Palette – Tools), bấm nút đầu tiên bên trái hình vòng cung rồi đưa trỏ chuột đến phía trên nốt thứ nhất click một lần, đưa đến phía trên nốt thứ hai click lần nữa, định vị trí vòng cung ở giữa hai nốt rồi click thêm một lần nữa là xong. Cách làm này chỉ có tác dụng khi in ấn, chứ khi tấu lên, nó vẫn tấu đầy đủ các nốt nhạc bạn đã nối chứ không ngân dài như cách đã nói ở phần trên.
Ngân dài các nốt nhạc cùng cao độ
Bạn dùng trỏ chuột để chọn hai nốt cần ngân dài rồi nhấn Ctrl+T, hoặc mở menu Notes, chọn lệnh Tie Notes, Encore sẽ tự vẽ dấu vòng cung từ nốt này sang nốt kia. Nếu nhiều chùm nốt giống nhau được ngân dài, bạn cũng cứ chọn và làm theo cách này, Encore cũng sẽ tự vẽ những dấu vòng cung tương ứng, khi tấu nhạc, các nốt ấy sẽ được ngân dài như ý muốn.
Nếu muốn ngân dài các nốt ở hai khuông nhạc khác nhau (cuối khuông nhạc này đến đầu khuông nhạc kia), bạn chọn các nốt cuối khuông trên, nhấn kèm phím Shift để chọn các nốt đầu khuông dưới, nhấn Ctrl+T, Encore cũng sẽ nối cho bạn, tuy rằng các dấu vòng cung sẽ được cách nhau, nhưng khi tấu nhạc, nó vẫn ngân dài chứ không tấu nốt ấy lần nữa.
Bạn cũng có thể thao tác bằng cách khác, không phân biệt khuông nhạc trên dưới, bằng cách nhấn Ctrl+Y để chuyển chế độ hiển thị sang kiểu một hàng ngang (linear view), tìm đến các nốt cần ngân dài, chọn và nhấn Ctrl+T, sau đó nhấn lại Ctrl+Y để chuyển về chế độ hiển thị bình thường theo từng khuông nhạc.

Viết nốt nhạc hoa mỹ
Nốt nhạc hoa mỹ có hai loại: Grace notes và Cue notes.
- Grace notes là những nốt nhỏ phụ vào nốt chính nhằm mục đích thêm màu sắc mỹ thuật cho nốt chính, vì thế nó mượn trường độ của nốt chính hoặc là nốt đi trước đó để luyến lên hoặc luyến xuống, do đó mà nốt nhạc nhỏ ấy có cái gạch chéo như là không tính đến vậy.
- Cue notes là các nốt nhỏ hoặc có khi không cần viết nhỏ cũng được, nó đứng một mình nhằm mục đích dẫn cho giọng hát dễ vào, thường ghi trong nhạc phối khí. Cue notes cũng nhỏ giống như Grace notes nhưng không có gạch chéo.
Vì Grace notes là các nốt nhạc nhỏ phụ vào nốt chính nên chỉ thực hiện được Grace notes khi đi kèm với nốt nhạc chính, trong khi đó, đối với Cue notes thì cho dù không có nốt nhạc chính nhưng vẫn viết một cách độc lập được.



Để viết nốt hoa mỹ (grace notes), bạn làm như sau:
  • Viết các nốt chính trong bài hát trước.
  • Mở menu Setup, bỏ dấu chọn Auto Space nhằm để chèn thêm nốt luyến láy dễ dàng mà không bị lệ thuộc trường độ quy định cho mỗi trường canh.
  • Sau đó chèn nốt nhạc mà bạn muốn viết thêm để luyến láy trước nốt nhạc chính.
  • Rê chuột chọn (bôi đen) cả nốt luyến và nốt nhạc chính, nhấn Ctrl+L để nó vẽ thêm vạch luyến láy vào nhau (Slur notes).
  • Rê chuột chọn (bôi đen) nốt nhạc luyến láy viết thêm ấy.
  • Mở menu Notes – Make Grace/Cue. Hộp thoại Grace/Cue xuất hiện, click chọn Grace note, rồi bỏ dấu chọn Play before the beat, sau đó nhấn Ok để chấp nhận là xong.
Những tính năng mới trong Encore 5

- Mai Kiên - Phần mềm này vẫn được rất nhiều người sử dụng vì nó đã có từ rất lâu. Đây là một sự nâng cấp muộn màng của GVOX nhưng dù sao, có vẫn hơn không. Các tính năng mới dưới đây được lấy từ trang chủ của GVOX. http://www.gvox.com/encore.php
Tính năng mới

  •     Hỗ trợ VSTi. Là phần mềm chủ (Host) để chơi các nhạc cụ ảo.
  •     Thanh công cụ Toolbar iển thị tất cả các công cụ
  •     Tùy chọn gõ nhịp cuộn theo.
  •     Có trình thuật sỹ (Wizard) tạo bản nhạc mới
  •     Nhiều mẫu sẵn để chọn khi soạn nhạc. Người dùng cũng có thể soạn mẫu không giới hạn.
  •     Có tùy chọn dịch giọng nhạc cụ hay trả ngyên về giọng ăng đô.
  •     Cải thiện việc đánh số ô nhịp.
  •     Có thể thêm các lệnh vào menu.
  •     Tự động dãn dòng nếu ta rê nốt nhạc, vạch nhịp và khuông nhạc.
  •     Tính năng phát MIDI được tăng cường
  •     Hỗ trợ nhạc cụ ảo của Garritan Personal Studio
  •     Tùy chọn đơn giản hóa các dấu hóa bất thường.
  •     Nhiều phím tắt
  •     Khả năng xuất và nhập định dạng MusicXML (với tính năng này thì Encoe có thể giao tiếp với các chương trình khác tốt hơn. Ta có thể chuyển bản nhạc qua lại các chương trình khác nhau như Finale, Sibelius...
  •     Hỗ trợ hoàn toàn DSL và Soundfont
  •     Tùy chọn phong cách chép tay (Font chép tay).
  •     Kèm theo nhiều bản nhạc của J.S. Bach đã chép trong Encore rồi.  

 
Các tính năng chỉnh sửa:
    - Chèn các dữ liệu MIDI như cường độ, dữ liệu điều khiển controller, và tempo. Và vì thế, bản nhạc sẽ tự động phát nhạc theo những ký hiệu mà ta đã chép.
    - Thanh công cụ có thể tùy chỉnh thoải mái.
    - Điều khiển Zoom ra vào tiện lợi và chính xác hơn.
    - Có thanh các công cụ diễn đạt như to nhỏ, tốc độ... Cho phép ta tự soạn các từ biểu đạt ở bất cứ font, kích cỡ chữ nào.
    - Các biểu tượng để chép Tab cho guitar.
    Luyến các nốt nhạc một cách tự động hoặc vẽ dấu luyến với công cụ bút chì.
    Đặt các ký hiệu ở bất cứ đâu trên trang giấy bằng cách nhấn chuột
    Tăng cường tính năng chọn (bôi đen) các vùng, trang, khuông nhạc, hay toàn bộ bản nhạc để chỉnh sửa
    Khi dịch giọng thì các hợp âm, thế bấm guitar sẽ tự động dịch theo.
    - Có các phím tắt để thay đổi trường độ nốt, dấu thăng, dấu giáng, đẳng âm...
    - Có thể thay đổi giọng, hóa biểu, loại nhịp, khóa... ở bất cứ chỗ nào.
    - Hiển thị quay lại và phát nhạctheo các ký hiệu quay lại.
    - Dễ dàng cắt, nhân bản, dán, xóa, chèn, undo nốt nhạc hay từng bộ phận.
    - Có các biểu tượng như: Nốt nhạc, dấu lặng, luyến, dấu nối, hoa mỹ, chùm ba, nhấn, dấu ký hiệu cường độ.... để ta chèn vào bản nhạc.
    - Thay đổi độ cao và góc của các cờ nốt nhạc kết nhóm trường độ với nhau.
    - Điều chỉnh cự ly nốt nhạc, dãn dòng chuẩn về thời gian.
    - Chia các nốt nhạc từ một dòng ra nhiều dòng.
    - Chọn các đầu nốt khác nhau từ đầu dạng chòn hay các đầu nốt dạng bộ gõ.
    - Tự động tách phân phổ và kèm theo cả ghi chú, lời ca cho từng phân phổ.
    - Nhập chữ hay lời ca ở bất cứ đâu trên trang giấy ở bất cứ font, cỡ chữ, kiểu cách...
   
Tính năng chuyên cho ghi bài và sáng tác:
    - Có thể chép nhạc với tổng phổ gồm 64 dòng nhạc trên một trang giấy, và có 8bè trên một khuông nhạc.
    - Kết nhóm trường độ các nốt nhạc ở các dòng khác nhau.
    - Chép Tab cho guitar với số lượng dây lên đến 8 dây đàn và lên dây theo các kiểu khác nhau. Đồng thời định nghĩa được các thế bấm.
    - Chép tiết tấu bộ gõ với các dạng đầu nốt nhạc khác nhau.
    - Tự động dãn dòng cho dễ đọc.
    - Các ký hiệu gạch chéo cho các bè chơi tiết tấu, hợp âm rải và ký hiệu ngón bấm.
    - Chèn và xóa ô nhịp, trang, dòng, khuông nhạc ở bất cứ chỗ nào trong tác phẩm.
    - Đọc các định dạng chương trình Master Tracks Pro, Standard MIDI và định dạng Music XML
    - Tự động nhận dạng nốt nhạc trực tiếp từ các nhạc cụ MIDI và phần mềm MIDI theo thời gian thực. Tính năng này có vẻ hay, vì ta có thể phát nhạc từ đàn keyboard và thu lại bằng Encore... Nhưng chưa được tôi thử nghiệm.
    - Chế độ xem bản nhạc 1 dòng theo chiều ngang.
    - Thêm các thế bấm guitar và tên hợp âm và bản nhạc.
    - Dễ dàng thêm nhịp lấy đà cho bản nhạc

Những tính năng chuyên về phát MIDI
    - Phát lại đầy đủ các ký hiệu MIDI như cường độ, nhắc lại, nhảy cọc, ký hiệu trường độ âm sắc....
    - Khi chép Pedal cho Piano thì chương trình cũng phát được đúng hiệu quả âm thanh.
    - Chế độ quantize theo kiểu trường độ giật (swing).
    - Khi phát nhạc thì tốc độ cũng thay đổi theo các ký hiệu.
    - Gán 8 bè riêng biệt trong một dòng và phát các bè ở các kênh MIDI khác nhau.
    - Khi phát nhạc thì bản nhạc sẽ hiển thị theo nhạc trên màn hình.
    - Có tính năng đồng bộ về MIDI và vị trí bản nhạc (MIDI Song Position Pointer và MIDI Clocks)
    - Chọn bất kỳ số lượng thiết bị MIDI nào.
    - Nghe nốt nhạc ngay khi ta nhập nó vào khuông nhạc.
    - Có nút Panic để tắt đi tất cả các thông điệp MIDI khi bị loạn âm thanh.
   
Các tính năng khác:
    - Định dạng tập tin có thể dùng được cả ở Windows và Mac.
    - Tương thích với cạc âm thanh và trình điều khiển của Windows
    - Hỗ trợ dạng tập tin Standard MIDI và MusicXML chuẩn công nghiệp.
    - Hỗ trợ font Unicode. Đây là tính năng tôi thấy đáng giá nhất...


Các chức năng về in ấn và trình bày:
- Chọn giữa chế độ dãn nốt nhạc theo kiểu chính xác toán học và kiểu cân đối hình thức. 
- Những nhịp lặng nhiều sẽ được ghép lại thành một ô nhịp.
- Người dùng có thể định nghĩa các khoảng cách giữa khuông nhạc, khóa, lời ca, hợp âm, giọng, loại nhịp...
- Sự nhắc lại về hóa biểu khi chuyển giọng có thể ẩn đi được, làm bản nhạc dễ nhịn hơn.
- Sử dụng bất kỳ font nào đối với nốt nhạc, hợp âm, lời ca, tên nhạc cụ, giọng, loại nhịp...
- Có thể chèn tiêu đề hay ghi chú dưới hay trên mỗi bản nhạc.
- In toàn bộ bản nhạc hay từng trang, hoặc từng phân phổ.

Cấu hình sử dụng:
Macintosh: G3 CPU hay cao hơn, 32MB RAM, 16MB dung lượng ổ cứng trống, Mac OS 10.3 hoặc cao hơn.
Windows: Pentium class CPU hoặc cao hơn, 32MB of RAM, SVGA video, PC chạy Windows XP hay Vista.
Yêu cầu bàn phím MIDI interface và MIDI keyboard (hay đàn, phần mềm hoặc hộp tiếng) để thu trực tiếp. Nên có máy in để in bản nhạc ra giấy.
Link down: http://www.esnips.com/doc/a08afb7c-a0e3-46e3-acfc-5dec919ec3e9/GVOX.Encore.v5.0.0-AiR



Bổ sung

Liên ba







Nhập ký tự







 Nếu gõ chữ có dấu không được các bạn cần xem lại bộ gõ, chỉnh font và cách gõ cho thích hợp. Hoặc cài đặt Encore lại theo chuẩn Win XP
.
 Chú ý: Có rất nhiều bạn gửi email, điện thoại... hỏi những vấn đđã có trong bài hướng dẫn, xin vui lòng đọc kỷ bài trước khi đưa câu hỏi, chúng s tôi cố gắng trả lời những chỗ chưa rõ hay còn sót.
 

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________