Bảng giá đàn ngoại

Đàn Bến Tre: Lên dây đàn Ukulele







Thứ tự dây đàn ukulele.

 
Vị trí các nt tương ứng trong khung nhạc.

Vị trí móc dây vào Khóa dây trên ukulele giống như hình vẽ. 
 


Bạn có nhiều cách chỉnh dây đàn ukulele: bằng cảm âm (tai) hoặc bằng cách sử dụng các thiết bị lên dây đàn. Lên dây đàn bằng màn hình màu có âm thanh báo thì ngon cơm rồi.

 
Dây số 4 Sol (G - G3)


 
 Dây số 3 Đô (C - C3)
 
 
Dây số 2 Mi (E - E3)
 
 
 
Dây số 1 La (A - A3)
 

 Có thể chỉnh theo âm piano hay organ

Chú Ý: mỗi dây thiết kế cho một nhạc cụ có tần sâm thanh riêng cho mỗi nốt nhạc , tần số đúng theo thiết kế của 4 dây ukulele theo thứ tự bên dưới

Lưu ý là không cần chỉnh quá chính xác những con số dưới đây, hơn kém vài đơn vị cũng không sao cả.

 

Thứ Tự Dây Tần Số (Hz)
Dây 1 440
Dây 2 330
Dây 3 262
Dây 4 392

Khi lên dây nếu được tìm nơi yên tĩnh để tránh tạp âm, đặt điện thoại hoặc thiết blên dây càng gần đàn càng tốt, gảy dây và đợi hiện chỉ số, cao hơn thì vặn trục (khóa) xuống, thấp hơn vặn khóa lên ... sao cho dây căng tương đối đúng chuẩn là được.

 

Các loại Ukulele khác

Dưới đây là một số Tuning ukulele khác được sử dụng cho người chơi các loại đàn ukulele khác nhau.
Baritone Ukulele chỉnh (D, G, B, E) cách chỉnh lên dây này được sử dụng trên ukulele baritone và đôi khi cũng dùng cho ukulele tenor. Cách chỉnh lên dây ukulele này tương đương với việc điều chỉnh của bốn dây cuối cùng trên cây đàn guitar. Đôi khi điều chỉnh này được gọi “G Tuning”
Slack-key Tuning (G, C, E, G)

English Tuning (A, D, F#, B)

Canadian Tuning (low A, D, F#, B)

Đàn Bến Tre: Tránh đau cổ tay khi chơi Guitar


Nguyên nhân và cách phòng tránh đau cổ tay khi chơi đàn Guitar


Hỏi :

Tại sao khi chơi Guitar cổ tay của tôi cảm thấy rất đau? Đây là hiện tượng đau bình thường hay bất thường? Có phải do tôi ngồi sai tư thế nên mới bị đau tay? Tôi có cần phải chấm dứt việc luyện tập và học Guitar khi cổ tay bị đau không?

Trả lời :

Khi bắt đầu học đàn Guitar ai cũng sẽ trải qua quá trình bị đau cổ tay và chai tay. Hiện tượng chai ngón tay có thể khắc phục bằng cách ngâm nước muối nhưng đau cổ tay thì người chơi phải làm quen và khắc phục dần. Nếu chỉ đau cổ tay bình thường thì một thời gian luyên tập sẽ hết, tuy nhiên nếu đau cổ tay do sai tư thế và một số nguyên nhân khác thì người chơi Guitar cần điều chỉnh lại để không bị viêm cơ ở cổ tay.
Nguyên nhân và cách phòng tránh đau cổ tay khi chơi đàn Guitar
 

1. Tư thế không đúng

Nơi thường cảm thấy đau là vai, lưng, cổ, cánh tay và cổ tay. Tư thế chơi đàn Guitar không đúng có thể làm hệ thống cơ xương bị căng quá mức và gây chấn thương nhỏ đến các mô mềm của cơ bắp, dây chằng và gân gọi là “microtears.” Microtearing quá mức có thể dẫn đến viêm và sưng, ngứa ran và tê do sự tác động của dây thần kinh. Những chấn thương có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn của một buổi tập, hoặc cũng có thể tích lũy trong nhiều lần tập. Lâu dài sẽ dẫn đến: viêm gân, viêm bao hoạt dịch, tổn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại.


 
Tư thế sai: Cùi chỏ kéo về phía người trong khi ngón tay ra sức bấm. Bạn thử xem, có phải rất khó bấm dây đàn với tư thế này không? Nếu duy trì lâu, chắc chắn cổ tay sẽ rất đau.

2. Dồn quá nhiều lực vào bàn tay

Nhiều người khi thực hành Guitar thường dồn quá nhiều lực vào bàn tay và bấm phím. Nếu bàn tay không đủ khỏe và không đủ độ dẻo dai chắc chắn sẽ gây đau cổ tay. Lực bấm không phải là yếu tố giúp bạn kiểm soát âm thanh đàn Guitar.  Vì vậy hãy thả lỏng cổ tay khi chơi đàn và không nên dồn quá nhiều sức vào bàn tay.

Phòng tránh
– Thả lỏng tay khi chơi Guitar
– Không bấm phím quá mạnh khi chơi Guitar điện
– Luôn chắc chắn dây… không quá căng (nhưng phải đảm bảo đúng cao độ. Để dây không căng khi mới tập, có thể chọn loại dây Normal tension hoặc Low tension, tham khảo thêm tại Đây)
– Ngựa đàn không quá cao, nếu bị cao thì người chơi đàn nên mài thấp xuống hoặc thay một ngựa đàn mới cho phù hợp.


3. Làm nóng và khởi động bàn tay trước khi tập không đúng cách

Người chơi đàn Guitar cũng giống như bất kỳ một vận động viên tập thể dục thể hình nào. Vì vậy, cơ bắp của bạn cần được làm nóng và khởi động trước khi chơi để làm giảm đáng kể các nguy cơ gây chấn thương. Nhất là vào mùa đông, nếu bàn tay của bạn không được khởi động và làm nóng, nguy cơ tổn thương sẽ rất cao.

Phòng tránh
– Làm ấm bàn tay và cánh tay với nước ấm
– Luôn mặc đủ ấm khi trời lạnh
– Có thể dùng một số cách thông thường để rèn luyện độ dẻo dai cho bàn tay.
– Nên dành một khoảng thời gian nhất định để khởi động cơ trước mỗi lần chơi Guitar.


4. Chơi Guitar hoặc luyện tập quá nhiều

Đây là hiện tượng rất phổ biến ở những người chơi đàn Guitar bị chấn thương cổ tay và cánh tay . Chơi không ngừng nghỉ, chơi quá mức là con đường ngắn nhất dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Nhiều người  muốn đốt cháy giai đoạn nên tăng cường độ tập luyện đột ngột khiến cơ thể và bàn tay, cánh tay không thích nghi kịp.

Phòng tránh
– Nếu bạn chơi trong 45 phút , bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút để cơ thể bạn được nghỉ ngơi.
– Không đột ngột tăng hoặc giảm cường độ khi tập luyện
– Tất cả thời gian và cường độ tập luyện cần lên kế hoạch rõ ràng và khoa học


5. Một bộ phận như: cánh tay, khuỷu tay, lưng, vai hoặc cổ đã bị chấn thương trong quá trình tập nhưng người chơi không chịu nghỉ ngơi.

Một số người bị chấn thương khi chơi đàn Guitar nhưng không chịu dừng lại để nghỉ ngơi mà vấn tiếp tục luyện tập. Sự cố gắng này không phải là một điều khôn ngoan và cơ thể cần được nghỉ ngơi nếu đang bị chấn thượng. Nên nhớ rằng, một chắn thương nhỏ có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu không được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách. Đừng vì ham muốn chơi được đàn Guitar thật nhanh mà bỏ qua những vấn đề về sức khỏe.

Phòng tránh
– Chọn mua đàn Guitar chất lượng tốt
– Đừng bao giờ chơi đàn Guitar khi cơ thể bị đau
– Không nên coi thường những chấn thương tưởng chừng như rất nhẹ
– Nếu bị đau khi đang luyện tập Guitar, bạn nên dừng lại và cho cơ thể thư giãn để cơn đau chấm dứt.
– Nếu vẫn bị đau, bạn cần được nghỉ ngơi trong 1-3 ngày hoặc 1 tuần rồi mới chơi đàn Guitar lại như ban đầu.
– Nhớ đến bác sĩ nếu bạn bị chấn thương


6. Không được ngủ đủ giấc

Nghe có vẻ không liên quan nhưng ngủ đủ giấc là một phần quan trọng để tránh chấn thương khi chơi đàn Guitar. Khi ngủ, cơ thể sẽ tự động bù lại nguồn năng lượng mất đi trong quá trình hoạt động ban ngày. Đồng thời cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn cho hoạt động ngày hôm sau.
Mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sinh lực và hoạt động chậm chạp không linh hoạt. Do đó, nguy cơ bị chấn thương cũng tăng lên rất cao.

Phòng tránh 
Ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ.

Đàn Bến Tre: Giảm đau đầu ngón tay khi chơi guitar



 


Khi mới tập chơi đàn , các đầu ngón tay thường cảm giác đau nhức liên tục ,đặc biệt là các ngón tay bấm phím đàn , điều này gây cản trở không nhỏ trong quá trình tập luyện . Để loại bỏ cảm giác này , các bạn hãy thử các cách sau : 

1. Kiểm tra Action guitar

Khoảng cách giữa dây đàn và phím ( Action guitar ) là phần đầu tiên có thể gây ra đau ngón tay cho người mới chơi .Khi bạn cảm thấy mình bấm phím đàn quá khó khăn và đau tay là bạn nên kiểm tra action của đàn. Action quá cao sẽ khiến bạn bị đau tay nhiều hơn và phải dùng lực nhiều hơn. Đa số những cây đàn Guitar giá rẻ hiện nay đều bị lỗi action cao quá. Nếu bạn không thể tự xử lý, bạn nên mang đến cửa hàng mà bạn đã mua hoặc gửi cho trung tâm bảo hành.

2. Thay dây đàn

Đàn Acoustic hay classic đều có rất nhiều loại dây . Người mới tập chơi nên chọn loại dây mỏng và nhẹ nhất, đường kính thấp nhất, sau đó dần dần thay bằng dây có đường kính lớn hơn. Dây đàn nhẹ sẽ dễ chơi và đỡ đau tay hơn dây đàn trung bình hoặc nặng.

Guitar Classic sử dụng dây nylon đỡ đau tay hơn đàn Guitar Acoustic. Khi chọn một cây đàn Guitar đầu tiên bạn có thể cần ghi nhớ điều này. Nếu bạn  bắt đầu chơi với Guitar Classic , sau đó chuyển qua Acoustic , bạn sẽ đau tay vài tuần vì lực căng dây kim loại lớn hơn dây nilon . Ý tưởng thay dây đàn nọ vào dây đàn kia cũng không phải là một ý hay vì có thể sẽ làm hỏng đàn.


3. Chơi đàn thường xuyên để vết chai hình thành nhanh hơn

Ngón tay của bạn thường sẽ bị đau trong những phút đầu tiên mỗi khi bạn tập chơi .Kiên trì tập luyện để ngón tay hình thành vết chai sạn nhanh hơn là cách tốt nhất để giảm đau nhức ở ngón tay khi chơi Guiar. Nếu kiên trì chơi sau một vài tuần, vết chai hình thành và bạn sẽ không còn cảm thấy bị đau nữa. Nhưng nếu bạn dừng lại không chơi một thời gian thì khi chơi đàn lại vẫn sẽ bị đau như thường.Trong thực tế, miễn là bạn tiếp tục chơi thường xuyên, vết chai trên tay không biến mất thì không bao giờ bạn phải lo lắng về các ngón tay đau.

Chìa khóa để hình thành vết chai là chơi thường xuyên, nhưng không phải chơi quá nhiều. Nếu bạn cố gắng chơi Guitar trong nhiều giờ một ngày liên tục nhiều tuần, cái bạn nhận được không phải vết chai mà rất có thể sẽ là viêm cơ tay hoặc phồng rộp trên ngón tay.Ở tình huống này , bạn nên dừng chơi khoảng vài ngày rồi lại chơi tiếp , nó sẽ tốt hơn cho ngón tay của bạn


4. Tập bấm phím đàn nhiều lần

Rất ít bạn mới tập chơi đã có thể bấm hợp âm chuẩn và lực đủ mạnh trên dây đàn . Tập bấm phím đàn nhiều lần cũng là một cách để tay làm quen với phím đàn và tăng sự dẻo dai. Cách này giúp bạn cảm nhận được lực căng mạnh hay nhẹ của dây , từ đó điều chỉnh lực phù hợp , tránh bấm mạnh quá hay nhẹ quá . 

5. Các sản phẩm hỗ trợ giảm đau 

Một số người mới bắt đầu sẽ cố gắng để tránh đau tay bằng cách bôi sáp, keo dính, keo 502 , băng dính hoặc các sản phẩm tương tự trên ngón tay ,điều này không những không tốt cho da tay mà nó còn làm cho quá trình hình thành chai tay lâu hơn 
 
Rửa tay ngay trước khi chơi có thể làm mềm da trên đầu ngón tay của bạn và làm bạn bị đau nhiều hơn ngay cả khi tay bạn đã bị chai. Tuy nhiên, rửa tay trước khi chơi Guitar sẽ giúp bạn loại bỏ nhờn và bụi bẩn có thể gây hại cho lớp sơn trên đàn, cần đàn và dây đàn. Cách tốt nhất là không nên chơi đàn ngay lập tức sau khi rửa tay hay, đặc biệt là sau khi tắm.

6. Kiên trì luyện tập

Cuối cùng, kiên trì là chìa khóa giúp bạn vượt qua giai đoạn này và nâng cao kỹ năng chơi đàn của bạn nhanh chóng. Chỉ cần bạn tiếp tục chơi thường xuyên và làm theo những lời khuyên này chúng tôi tin cơn đau sẽ biến mất rất nhanh. Nên học cách yêu những đau đớn như bạn đang yêu cây Guitar của chính mình, bạn sẽ dễ dàng vượt qua thời gian khó khăn này. 

Đàn Bến Tre: 6 sai lầm trong tập bấm hợp âm

Hợp âm ( hay còn gọi là chord ) là thành phần không thể thiếu trong bất cứ bài nhạc đệm hát nào .Đối với người mới chơi đàn ,  trong quá trình tự tập guitar , rất dễ mắc phải lỗi khi tập , khiến cho quá trình chơi guitar chậm hơn . Sau đây là 6 lỗi thường gặp
 
 

1 . Đặt theo cảm giác
Nhiều bạn đặt theo cảm giác , nốt nào dễ thì đặt trước , không có quy tắc trình tự cụ thể , điều này dễ gây ra rối loạn trong quá trinh chuyển, nó ảnh hưởng rất nhiều tới tốc độ bài hát
 

►Cách khắc phục :
Đặt các nốt trong Chord theo trình tự  từ trên xuống , các nốt nào ở trên cùng thì đặt trước , sau đó đặt tiếp các nốt ở phía dưới
  

 2 . Đặt từng ngón vào hợp âm
Lỗi này sẽ gây ra hiện tượng chậm trong quá trình chơi bài hát , một hợp âm 3 -4 nốt bạn đặt từng ngón như vậy sẽ rất mất thời gian , nó sẽ làm ngắt mạch khi đánh bài hát

►Cách khắc phục :
Đối với trường hợp này rất dễ , các bạn chia càng nhỏ càng tốt , ví dụ lúc bắt đầu tập có thể chia làm 2 bước , bước một đặt 2 ngón trước,  bước hai đặt các ngón còn lại .Cần tập chậm ,lặp đi lặp lại từng bước để đạt sự chính xác khi bấm . Luyện tập lâu dần thì rút số bước xuống còn 1 , tức là đặt cùng lúc cả 3 ,4 nốt . Lúc này bạn sẽ đạt tốc độ chơi tốt , đánh chuẩn xác
 

 3 . Ngón nào dễ thì dùng , ngón nào khó thì bỏ
Trường hợp này điển hình nhất là G chord , nhiều bạn sử dụng 3 ngón ( trỏ , giữa, áp út ) thay vì ( Trỏ , giữa , út )
Về lý thuyết , cách đặt nào cũng đúng miễn là nó đặt được đúng nốt . Tuy nhiên , khi thực hành có những cách bấm rất khó ,hoặc rất mất thời gian để chuyển sang các hợp âm khác , điều này là tối kỵ trong tập đàn .


 G chord  ( Cách này ít dùng , khó di chuyển trong bài hát )


G chord ( Cách dùng thông dụng )




 
►Cách khắc phục :
Bạn tìm thế bấm mà mọi người hay chơi . Tài liệu có rất nhiều , qua các video hay các bài giảng hướng dẫn chơi đàn guitar . Mỗi một thế bấm chord đều có ưu và nhược điểm riêng , bạn có thể sử dụng nhiều cách bấm chord khác nhau , mục tiêu quan trọng nhất là để di chuyển giữa các chord trong bài hát . Đôi khi cùng là 1 chord ,  trong bài hát này bạn thấy họ bấm một kiểu , sang bài khác họ bấm chord kiểu khác . 


4 . Lực bấm ngón tay vào các nốt 

Một số bạn mới tập thấy chỉ cần để được ngón tay vào các nốt trong hợp âm là có thể đánh được tiếng tốt , thường tiếng khi tạo ra sẽ bị rè , nhiều tạp âm . Lý do đơn giản là lực bấm ngón tay chưa đủ , cần ấn chặt thêm nữa
 


5 . Bấm vị trí nào trong ô phím cũng được

Trong 1 ô phím guitar, ta chia làm 3 khoảng ( gần phím đồng hướng về bộ chỉnh dây , khoảng chính giữa , gần phím đồng hướng về thùng đàn )
Khoảng gần phím đồng hướng về bộ chỉnh dây : Lực bấm rất lớn , hiệu quả thấp , tiếng bị rè nhiều
Khoảng chính giữa : Lực bấm tương đối , tiếng tốt
Khoảng sát phím hướng về thùng đàn :  Lực bấm nhẹ , tiếng tốt

Các ngón đặt ở khoảng chính giữa hoặc sát phím hướng về phía thùng đàn sẽ tạo tiếng tốt , còn ngược lại , bạn sẽ bấm rất đau tay mà âm vẫn bị rè nhiều




 
Trong ảnh , cả 3 ngón tay đều bấm ở khoảng gần sát phím hướng về phía thùng đàn, vị trí này lực rât nhẹ và hiệu quả tiếng đàn tốt
 
 

6. Bấm không vuông góc các ngón tay ( so với mặt phím đàn )

Cách bấm này sẽ gây ra hiện tượng bấm đè lên các dây khác , dây ra hiện tượng rè tiếng , cần điều chỉnh lại cổ tay để sao cho bấm các ngón tay vuống hoặc tương đối vuông so với mặt phím đàn



Đàn Ben Tre: Cách bấm hợp âm F chặn dễ dàng


Cách bare: bấm hợp âm chặn dễ dàng

Hợp âm chặn F  ( hay F chord ) là một trong những chord khó nhất đối với người mới tập chơi đàn . Đa phần người chơi thường bấm khá chậm và tỉ lệ tịt nốt cao .Ở bài viết này , Nhacculeo.com gửi tới các bạn cách tập bấm F đơn giản , nhanh và hiệu quả
 

Hướng dẫn tự tập : Hầu hết các bài hát đều gẩy nốt từ trên xuống , vì vậy khi đặt hợp âm , chúng ta sẽ đặt tay vào các nốt từ trên xuống . Thứ tự 3 bước sẽ là
 

Bước 1 : Đặt ngón trỏ 

Sau khi bấm F , đa phần người mới tập chơi khi gẩy đều bị tịt tốt , và các nốt tịt đều chủ yếu nằm ở ngón này .Ngón trỏ được coi là ngón quyết định đối với F . Đối với ngón trỏ , đặt bằng phần cạnh tay sẽ giữ dây tốt hơn , không bị rè tiếng . Để bấm cạnh tay ngón trỏ dễ dàng , mọi người hãy để "cần đàn guitar" xoay ra phía trước một chút . Cánh tay để vuông góc với mặt phím
 

Hình 1 :
Đường kẻ đỏ trong hình là vị trí tiếp xúc tốt nhất của ngón trỏ với mặt phím . Vị trí mũi tên chỉ vào là vị trí tiếp xúc với dây 1 trên cần đàn


Hình 2 :
Cách để tay trái  trước khi bấm vào phím đàn




 
Hình 03 :
Mặt sau cần đàn : Ngón tay cái sau khi đặt các ngón tay trên đàn
Theo trục thẳng đứng , ngón cái phía sau đàn đặt thấp , không để ngón cái chồi lên trên phía trên của cần đàn


 
Hình 04 :
Hoàn chỉnh toàn bộ cách bấm của bước 1


 

Bước 2 : Đặt ngón áp út và ngón út

Đối với 2 ngón này , sẽ đặt cùng lúc . Các ngón này càng sát phím kim loại càng tốt , bấm nhẹ mà không bị tịt tiếng


Bước 3 : Đặt ngón giữa , hoàn thành bấm F

Hình 5
Có 3 ngón tiếp xúc gần với thanh phím kim loại : Ngón trỏ , ngón út và ngón giữa . Càng sát phím kim loại , lực bấm càng nhẹ , hiệu quả càng cao
 



Tập chậm từng bước thật chắc chắn rồi hãy chuyển sang bước sau . Hãy tập với tốc độ thật chậm , đặt thật chính xác rồi mới tăng tốc .Mức độ cuối cùng chỉ đặt 1 bước cả 4 ngón tay là ra F chord

Tập luyện liên tục và kiên trì với phương pháp này ,sau khoảng 1 tuần các bạn có thể bấm F nhanh và chuẩn xác

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________