Bảng giá đàn ngoại

Đàn Bến Tre: Tập bài Hoa Sứ nhà nàng Bolero Am Hoàng Phương

   Bài này cho các bạn mới học đàn, đờn chập chững được nốt và bấm được ít tone dễ, đơn giãn, hay mới biết đệm đang chơi tone chết. 
   Tập nốt, bạn tập trước từng câu rồi ráp lại thành bài. 
   Tập chuyển đổi tone cho quen rồi đờn theo bài để tập với phách nhịp. 
Đờn là một kỹ năng quán tính có được nhờ tập luyện, không có đường tắc. Bạn đã bỏ gần 2 năm, có khi hơn, để biết đi.
Điệu Bolero 4 phách
   (chách/Bùm)-(tằng tăng tắng)- (chách bùm)-(chách bum)-(chách/Bùm)-(tằng  tăng tắng)- (chách bùm)-(chách bum)....(.../Bùm) là phách mạnh bạn đổi thế bấm tại đây cũng là đầu nhịp (ô nhạc,measure).
TTT-CB2-CB-C/Đ
TTT=(tằng tăng tắng) hoặc (chách bùm chách)
CB2=(chách bùm)
CB=(chách bum)
C/Đ=(chách đổi)
Chú ý: Đổi thế bấm ngay lần đánh chách cuối nhịp.
_(tằng tăng tắng): móc nhanh giây 3, 2, 1.
_(chách): móc một lúc 3 dây 3+2+1.
_(chách bùm chách):đánh nhanh miếng khảy (xuống lên xuống) hoặc (lên xuống lên), nếu được thì rải xuống từ dây số 3.
_(Bùm): Ngón tay cái hoặc là miếng Khảy khảy một lúc 1, 2 hay 3 trong 3 dây 4+5+6, nếu được thì 1 trong 3 dây trùng nốt với bản nhạc được dây trầm hơn là tốt (thấp hơn 1 bát âm, octave).



Trên là hợp âm La thứ ( Am ), số trong vòng tròn là tương ứng số ngón tay bấm vào số ngăn đờn. Ngăn đàn: mỗi ngăn cách nhau cọng phím, là ngăn 1 nếu tính từ bộ trục ( khoá ) đờn xuống tới thùng đàn. Hợp âm này áp dụng trong bài Hoa Sứ nhà nàng. Gạch chéo là dây bỏ, vòng tròn trắng trơn là dây không bấm.

 
Tập bấm nốt bài Hoa Sứ nhà nàng.
 
 
 
Tập đệm Bolero Am theo bài Hoa Sứ nhà nàng.
 
 
Song tấu guitar Hoa Sứ nhà nàng Am của ns: Hoàng Phương

 


Đàn Bến Tre: Làm quen với guitar Bài 002

Bước đầu cho người chơi guitar.
Nhạc lý thường làm nhức đầu và dể ngủ với các bạn vừa muốn làm quen với cây guitar,
bạn đọc ít dòng thần chú dưới đây cho dể ngủ, thức dậy muốn ngủ nữa ... đọc tiếp.

Tempo là tốc độ hay độ nhanh chậm của một bản nhạc và là yếu tố rất quan trọng của bất kỳ tác phẩm âm nhạc nào.
BPM (Beats Per Minute) được dùng để đo tốc độ của bài hát. Trường độ của âm thanh.
Nghĩa nó là: số lượng nhịp xuất hiện trong vòng chu kì 1 phút của bài hát , số càng lớn bài hát càng nhanh.

Có thể thấy, một khuông nhạc có 5 dòng kẻ và 4 khoảng trống (có người gọi là khe).
Mỗi vị trí trên từng dòng kẻ và khoảng trống sẽ tương ứng cho một nốt nhạc tự nhiên.
Những nốt tự nhiên bao gồm 7 nốt do, re, mi, fa, sol, la, si
Khoá Sol (clefs) vẽ lăn quăn gần giống hình cây dù ở đầu dòng nhạc, được vẽ xuất phát từ dòng kẻ thứ 4 từ trên xuống.
Nghĩa nó là: thằng nào nằm trên dòng kẻ này là nốt sol.

Số chỉ nhịp-Time sigature
Đầu tiên, bạn phải hiểu ý nghĩa của 2 con số ấy đã.
Về con số nằm bên trên chính là số nhịp có trong 1 ô nhịp.
VD: Số bên trên là số 2, thì 1 ô nhịp sẽ có 2 phách.
Số bên trên là số 4, thì 1 ô nhịp sẽ có 4 phách.
Đại khái là có mấy nhịp trong một ô nhạc (measure).

Máy đếm nhịp là thiết bị rất quan trọng cho người chơi guitar và rất nhiều nhạc cụ khác.
Tiếng Tây là Metronome, nó giúp người tập giữ nhịp đúng và kiểm soát tốc độ đều đều của nhịp.
Hiện có nhiều máy đếm nhịp khác nhau.
Có loại cơ dùng dây thiều truyền thống, có loại dùng pin khá nhỏ gọn với tiếng kêu "bíp", cũng có loại có ánh chớp khi đánh nhịp.
Dù là loại nào về nguyên tắc cách dùng cũng giống nhau.
Khi mở máy đếm nhịp, nó chạy các loại nhịp khác nhau khi điều chỉnh.
Luôn có 1 tiếng "đinh" nổi lên rõ nhất đó chính là phách mạnh, phách đầu tiên của một ô nhịp.
Ví dụ:
Nhịp 4/4 : Đinh - bíp - bíp - bíp / Đinh - bíp - bíp - bíp....
Nhịp 3/4 : Đinh - bíp - bíp / Đinh - bíp - bíp....

Trong bài là lằn nhỏ đứng màu xanh lá giống chữ I mỗi lần nhảy trong khung nhạc là 1 nhịp
Đầu ô nhạc kêu tiếng keng

,

Đàn Bến Tre: Làm quen với guitar Bài 001

Bước đầu cho người chơi guitar.
Nhạc lý thường làm nhức đầu và dể ngủ với các bạn vừa muốn làm quen với cây guitar,
bạn đọc ít dòng thần chú dưới đây cho dể ngủ, thức dậy muốn ngủ nữa ... đọc tiếp.

Tempo là tốc độ hay độ nhanh chậm của một bản nhạc và là yếu tố rất quan trọng của bất kỳ tác phẩm âm nhạc nào.
BPM (Beats Per Minute) được dùng để đo tốc độ của bài hát. Trường độ của âm thanh.
Nghĩa nó là: số lượng nhịp xuất hiện trong vòng chu kì 1 phút của bài hát , số càng lớn bài hát càng nhanh.

Có thể thấy, một khuông nhạc có 5 dòng kẻ và 4 khoảng trống (có người gọi là khe).
Mỗi vị trí trên từng dòng kẻ và khoảng trống sẽ tương ứng cho một nốt nhạc tự nhiên.
Những nốt tự nhiên bao gồm 7 nốt do, re, mi, fa, sol, la, si
Khoá Sol (clefs) vẽ lăn quăn gần giống hình cây dù ở đầu dòng nhạc, được vẽ xuất phát từ dòng kẻ thứ 4 từ trên xuống.
Nghĩa nó là: thằng nào nằm trên dòng kẻ này là nốt sol.

Số chỉ nhịp-Time sigature
Đầu tiên, bạn phải hiểu ý nghĩa của 2 con số ấy đã.
Về con số nằm bên trên chính là số nhịp có trong 1 ô nhịp.
VD: Số bên trên là số 2, thì 1 ô nhịp sẽ có 2 phách.
Số bên trên là số 4, thì 1 ô nhịp sẽ có 4 phách.
Đại khái là có mấy nhịp trong một ô nhạc (measure).

Máy đếm nhịp là thiết bị rất quan trọng cho người chơi guitar và rất nhiều nhạc cụ khác.
Tiếng Tây là Metronome, nó giúp người tập giữ nhịp đúng và kiểm soát tốc độ đều đều của nhịp.
Hiện có nhiều máy đếm nhịp khác nhau.
Có loại cơ dùng dây thiều truyền thống, có loại dùng pin khá nhỏ gọn với tiếng kêu "bíp", cũng có loại có ánh chớp khi đánh nhịp.
Dù là loại nào về nguyên tắc cách dùng cũng giống nhau.
Khi mở máy đếm nhịp, nó chạy các loại nhịp khác nhau khi điều chỉnh.
Luôn có 1 tiếng "đinh" nổi lên rõ nhất đó chính là phách mạnh, phách đầu tiên của một ô nhịp.
Ví dụ:
Nhịp 4/4 : Đinh - bíp - bíp - bíp / Đinh - bíp - bíp - bíp....
Nhịp 3/4 : Đinh - bíp - bíp / Đinh - bíp - bíp....

Trong bài là lằn nhỏ đứng màu xanh lá giống chữ I mỗi lần nhảy trong khung nhạc là 1 nhịp
Đầu ô nhạc kêu tiếng keng




Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________